Hơn 40 năm trong nghề,ìsaochiêudọanghỉviệccủanhânviênthấtbạbaodatviet Chris Williams, cựu phó giám đốc nhân sự Microsoft đã chứng kiến nhiều trường hợp nhân viên dọa xin thôi việc. Nguyên nhân là cảm giác thất vọng với công việc thường xuyên xảy ra; bất đồng ý kiến với đồng nghiệp, cấp trên; lương thấp; hoặc thất vọng kéo dài vì không được thăng tiến.
Khi cảm giác thất vọng đã xâm chiếm, đa số nhân viên có xu hướng dọa nghỉ việc. Nhưng về phía các nhà quản lý, họ sẽ đón nhận đề nghị này theo ba cách.
Bất ngờ
Những quản lý thể hiện thái độ này gần như sẽ không bao giờ chấp nhận lời đề nghị. Suy nghĩ của họ là muốn biết chuyện gì đang xảy ra và tại sao nhân viên lại đột ngột xin nghỉ việc.
Bên cạnh đó, họ cũng muốn tìm hiểu lý do vì sao nhân viên không đề cập vấn đề này trước đây. Do đâu mà họ không biết cảm xúc thật của nhân viên mình và tìm phương án giải quyết.
"Tuy nhiên, nhóm này chỉ là thiểu số", Chris Williams nói.
Lại là bạn à?
Nếu bạn là người thường xuyên phàn nàn, kêu ca về lương thưởng, khối lượng công việc nhưng không được đáp ứng, các nhà quản lý dường như đã biết chuyện nhân viên rời đi sắp diễn ra. Do vậy, khi nhận được lời dọa dẫm đòi nghỉ việc, bạn đừng hy vọng sẽ nhận được lời đề nghị suy nghĩ lại.
Theo Chris Williams, trong tình huống này, đe dọa nghỉ việc chỉ là khỏa lấp cảm xúc tức giận trong bạn. Đừng ngạc nhiên nếu sếp chấp nhận ngay đơn xin nghỉ việc, bởi họ không thích làm việc với người hay kêu than.
Lập tức đồng ý
Khi đã tạo ra đủ kiểu ồn ào cùng tin đồn rằng bạn đang kiếm một công việc khác, cấp trên có xu hướng không muốn níu giữ.
"Trong mọi trường hợp, lời đe dọa sẽ nghỉ việc đều giống như tống tiền cấp trên. Nếu bạn đang thực hiện một dự án nào đó, công ty có thể níu giữ đến khi mọi nhiệm vụ hoàn thành. Nhưng ngay khi dự án kết thúc, tôi không chắc bạn còn có thể ở lại", Chris Williams cảnh báo.
Để tránh những phản tác dụng, chuyên gia khuyên người lao động thay vì đe dọa hãy đàm phán một cách có thiện chí với cấp trên để tìm ra hướng giải quyết.
Trong quản trị doanh nghiệp, ngoài khái niệm "phỏng vấn tuyển dụng" có thêm khái niệm "phỏng vấn thôi việc". Điều này giúp lãnh đạo có một bức tranh tổng thể về lý do thôi việc và có thể đưa ra các chính sách hợp lý để níu chân nhân tài.
Bên cạnh đó, bản thân người làm quản lý cần lắng nghe, tạo động lực làm việc và cơ hội phát triển cho nhân sự. Trong mọi trường hợp, hãy cho cấp dưới có cơ hội thể hiện năng lực và được cống hiến.
Minh Phương (Theo Insider)